Chắc hẳn ai cũng từng gặp trường hợp bồn cầu xả không trôi ít nhất 1 lần trong khi sử dụng. Thay vì cố nhấn nút xả liên tục, bạn có thể thử 9+ cách xử lý bồn cầu rút nước chậm chỉ trong 10 phút dưới đây.
Bạn hoàn toàn có thể tự thông tắc bồn cầu bằng những mẹo dưới đây
Mục lục
- 1. Dấu hiệu nhận biết bồn cầu bị tắc, rút nước chậm
- 2. Nguyên nhân gây ra bồn cầu thoát nước chậm
- 3. Cách xử lý bồn cầu thoát nước chậm nhanh nhất tại nhà
- 3.1. Thông bồn cầu bằng dây lò xo
- 3.2. Sử dụng pittong hoặc bơm thụt cao su để thông bồn cầu
- 3.3. Dùng móc phơi quần áo
- 3.4. Thông bồn cầu bằng Baking soda kết hợp muối và giấm trắng
- 3.5. Dùng nước nóng và nước rửa bát để xử lý bồn cầu nghẹt giấy
- 3.6. Sử dụng đá lạnh để thông bồn cầu
- 3.7. Dùng hóa chất chuyên dụng để xử lý bồn cầu tắc nước chậm
- 3.8. Mẹo thông bồn cầu nhanh nhất bằng keo dính, miếng dán
- 3.9. Dùng viên thông để xử lý thông tắc bồn cầu
- 3.10. Liên hệ dịch vụ thông tắc bồn cầu tại nhà
Dấu hiệu nhận biết bồn cầu bị tắc, rút nước chậm
Bồn cầu nghẹt, tắc là tình huống không ai muốn gặp phải. Tuy nhiên hầu như bồn cầu nào cũng sẽ xảy ra tình trạng rút nước chậm một vài lần sau thời gian dài sử dụng. Để tránh đối mặt với việc bồn cầu tắc nặng và phải nhờ đến dịch vụ thông tắc, bạn có thể lường trước qua các dấu hiệu:
- Lượng nước xả xuống ít, thoát chậm: Nếu nhấn nút xả nhiều lần mà vẫn thấy nước xả ít, hay nước vẫn rút nhưng với tốc độ chậm, bạn nên chuẩn bị dụng cụ xử lý trước khi bồn cầu tắc nặng hơn.
- Bồn cầu bốc mùi khó chịu dù đã xả xong: Mùi hôi cũng là dấu hiệu cho thấy bồn cầu xả nước không đủ mạnh và rút nước không đủ nhanh để đẩy hết chất bẩn xuống cống.
- Bồn cầu phát ra âm thanh lớn khi xả, hoặc có nước phụt lên từ tâm thoát: Đây có thể là dấu hiệu của việc đường ống thoát chất bẩn đang tắc, gây trở ngại khi nước rút, thậm chí khiến nước dội ngược.
Nguyên nhân gây ra bồn cầu thoát nước chậm
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tắc bồn cầu sẽ giúp người dùng phòng tránh tình trạng rút nước chậm, đồng thời có hướng giải quyết triệt để hơn. Một số nguyên nhân làm bồn cầu rút nước chậm gồm:
- Đường ống thoát nước bị tắc sau thời gian dài sử dụng: Nếu bạn không bảo trì, thông tắc định kỳ, các vật thể lạ, tóc, giấy vệ sinh,... đọng lại trong đường ống sẽ gây tắc, cản nước rút gây nên hiện tượng tắc bồn cầu.
- Két nước không đủ nước: Két chứa quá ít nước sẽ khiến lượng nước xả không đủ nhiều để tạo áp lực mạnh, đẩy chất bẩn xuống cống. Nguyên nhân khiến két ít nước có thể đến từ việc rò rỉ van cấp nước, phao bồn cầu bị lắp đặt sai cách,... Việc giữ bể nước đầy sẽ giúp mỗi lần xả trơn tru hơn, không đọng chất bẩn.
- Nước cứng làm hẹp đường ống thoát nước: Hầu hết nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân đều là nước cứng - nước còn chứa nhiều các khoáng chất dưới dạng ion. Nước này không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, song có thể gây tích tụ, đóng cặn sau thời gian dài. Cặn nước cứng bám trong đường ống sẽ cản lượng nước thoát, gây rút nước chậm.
Bồn cầu rút nước chậm do ống thoát bị tắc
- Bồn cầu tắc vì vật dụng, đồ chơi trẻ em: Người lớn sẽ phân biệt được những vật liệu có và không thể tiêu trong bồn cầu. Tuy nhiên trẻ em thì không. Trẻ nhỏ thường thích nghịch nước trong nhà vệ sinh, hoặc ném đồ chơi, các vật dụng mà bé cầm nắm được vào bồn cầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc bồn cầu.
- Đường ống thoát nước xuống cấp: Đường ống thoát nước sập có thể dẫn đến bồn cầu rút nước chậm, tắc. Dấu hiệu nhận biết thường là nước rửa đục, có cặn nhỏ. Tuy nhiên đối với trường hợp này, bạn cần liên hệ đơn vị chuyên nghiệp để tu bổ thay vì tự xử lý.
>> Hướng dẫn bạn cách sử dụng bồn cầu chuẩn nhất
Cách xử lý bồn cầu thoát nước chậm nhanh nhất tại nhà
Nếu bồn cầu lần đầu xả không trôi, người dùng có thể áp dụng một số mẹo xử lý trước khi liên hệ với dịch vụ bảo trì. Dưới đây là những cách xử lý bồn cầu thoát nước chậm hiệu quả được nhiều người áp dụng thành công.
Thông bồn cầu bằng dây lò xo
Dây lò xo là một trong những dụng cụ thông tắc phổ biến và hiệu quả. Lò xo có độ đàn hồi và dễ uốn nắn theo đường thoát bồn cầu, giúp đẩy chất bẩn xuống cống, làm thông thoáng ống thoát. Thông cầu bằng dây lò xo cũng hiệu quả trong trường hợp bồn cầu tắc do băng vệ sinh.
Thông tắc bồn cầu bằng dây lò xo
Cách sử dụng dụng cụ này rất đơn giản. Người dùng chỉ cần nắm phần tay cầm, đưa lò xo vào từ tâm thoát bồn cầu và xoay nhẹ để đẩy chất bẩn xuống sâu. Chỉ với khoảng 5 phút, bạn sẽ giải quyết được các vấn đề bồn cầu rút nước chậm hoặc tắc bồn cầu.
Sử dụng pittong hoặc bơm thụt cao su để thông bồn cầu
Dụng cụ pittong thông tắc (hay còn gọi là cây thụt bồn cầu) được bán khá phổ biến và có thể cứu cánh cho bạn trong trường hợp bồn cầu tắc, dội không sạch chất bẩn. Cách sử dụng chúng khá đơn giản:
- Bước 1: Nhấn xả nước bồn cầu, cần đợi cho nước rút xuống thấp nhất có thể.
- Bước 2: Cầm phần cáng và nhấn đầu chụp bằng cao su của pittong vào lỗ thoát bồn cầu. Ấn nhẹ kiểm tra để đầu chụp hút khít và không trơn trượt.
- Bước 3: Dùng lực và nhấn mạnh pittong liên tục 6 - 7 lần để tạo lực ép dồn dập, đẩy chất thải xuống cống. Tiếp đến rút mạnh pittong lên khỏi lỗ thoát.
- Bước 4: Nhấn nút xả để xả thoát chất thải, lặp lại các bước nếu bồn cầu chưa thông tắc.
Thông tắc bồn cầu với pittong
Dùng móc phơi quần áo
Một chiếc móc phơi quần áo cũng sẽ giúp thông bồn cầu hiệu quả trong trường hợp bạn không có sẵn dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra, dùng móc phơi quần áo cũng giải quyết được tình trạng tắc bồn cầu do vật cản không tan như vải, băng vệ sinh,...
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng kiềm hoặc tay uốn móc treo quần áo thành hình dụng cụ thông bồn cầu (như hình). Buộc một vật cứng vào 1 đầu móc và dùng vải quấn quanh, cố định thật chặt bằng dây cao su.
- Bước 2: Luồn móc quần áo xuống tâm thoát bồn cầu, đẩy mạnh để phần móc được bọc đẩy chất thải và vật cứng xuống cống.
- Bước 3: Kéo móc quần áo lên, nhấn xả nước để kiểm tra tình trạng rút nước của bồn cầu.
Thông bồn cầu bằng Baking soda kết hợp muối và giấm trắng
Baking Soda là nguyên liệu “thần kỳ” được nhiều người sử dụng bởi tính ứng dụng cực kì cao trong nhiều lĩnh vực. Việc thông tắc bồn cầu cũng không ngoại lệ.
Bạn có thể xử lý bồn cầu rút nước chậm bằng dung dịch Baking Soda với công thức: 500 gram Baking Soda + 500 ml giấm ăn + 3 lít nước. Khi kết hợp với giấm ăn, Baking Soda sẽ hoạt động như chất tẩy rửa và phân rã mạnh, giúp thông tắc bồn cầu hiệu quả.
Các bước thực hiện biện pháp này như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dung dịch Baking Soda.
- Bước 2: Đổ dung dịch vào bồn cầu (chú ý lượng nước để không bị tràn), đậy nắp bồn cầu và đợi 5 - 7 tiếng đồng hồ (hoặc để qua đêm). Dung dịch sẽ phân rã để chất thải dễ trôi xuống ống thoát nước hơn.
- Bước 3: Nhấn nút xả mạnh để đẩy hết chất thải xuống cống, sau đó mở nắp kiểm tra.
Lưu ý:
- Đảm bảo vệ sinh bằng cách đem khẩu trang và bao tay khi thực hiện.
- Không áp dụng cách này với các loại bồn cầu thông minh.
Dùng nước nóng và nước rửa bát để xử lý bồn cầu nghẹt giấy
Cách xử lý bồn cầu rút nước chậm bằng nước nóng và nước rửa bát đã được lan truyền từ khá lâu. Đây là giải pháp khá hiệu quả cho trường hợp bồn cầu tắc do giấy vệ sinh, giấy báo (hoặc thực phẩm).
Nước rửa chén tạo độ trơn, khiến đường ống dễ thông hơn, đồng thời làm sạch những chất bám vào thành ống thoát. Trong khi đó nước nóng giúp phân hủy váng mỡ của thức ăn, làm giấy vệ sinh dễ phân rã thành những mảnh nhỏ, không chặn bít ống thoát.
- Bước 1: Pha nước rửa chén và nước sạch vào một bát, khuấy đều.
- Bước 2: Rót nước nóng 50 - 70 độ C từ từ vào bồn cầu và đợi cho nước làm giấy vệ sinh, thức ăn,... phân hủy.
- Bước 3: Đổ nước rửa chén đã pha loãng vào bồn cầu. Sau đó tiếp tục đổ nước nóng vào và quan sát vật chất đã phân rã hay chưa.
- Bước 4: Nhấn nút xả để xả sạch.
Lưu ý:
- Không đổ nước vừa sôi trực tiếp vào bồn cầu.
- Không dùng cách này với bồn cầu cũ, vì nước sôi sẽ khiến bồn cầu cũ dễ nứt vỡ.
Sử dụng đá lạnh để thông bồn cầu
Sử dụng đá lạnh để thông tắc bồn cầu cũng là cách hay mà bạn nên thử. Đá lạnh thường được đặt trong bồn cầu, bệ vệ sinh nam giới để khử mùi hôi. Song chúng cũng làm hạ nhiệt độ và khiến các vật cản trong ống thoát co lạ, dễ trôi xuống cống hơn.
Dùng đá để thông bồn cầu
Phương pháp này thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho 1 đến 2 kg đá lạnh vào bồn cầu, có thể thêm chanh cắt lát để khử mùi.
- Bước 2: Đợi đá tan hết và xả nước để kiểm tra. Chú ý không nên xả nước khi đá chưa tan để tránh làm bồn cầu tắc nặng hơn.
Dùng hóa chất chuyên dụng để xử lý bồn cầu tắc nước chậm
Ngoài những chất và vật dụng cứu cánh có sẵn trong nhà, bạn có thể chọn mua hóa chất chuyên dụng để thông tắc bồn cầu hiệu quả. Các loại hóa chất này được sản xuất với công dụng hòa tan, phân rã chất bẩn nhanh chóng, giúp việc xử lý thông tắc đơn giản, triệt để hơn.
Hóa chất thông tắc có khá nhiều loại và dạng, trong đó phổ biến nhất là sản phẩm dạng bột và dung dịch. Người dùng nên bảo hộ bằng khẩu trang và găng tay, đồng thời làm đúng các bước được hướng dẫn.
- Bước 1: Đổ dung dịch (hoặc bột thông tắc) trực tiếp vào tâm thoát bồn cầu với lượng vừa đủ (như hướng dẫn trên bao bì).
- Bước 2: Đợi khoảng 4 - 6 tiếng đồng hồ để chất bẩn phân hủy, lưu ý không nhấn xả trong thời gian này.
- Bước 3: Nhấn nút xả nhiều lần cho đến khi bồn cầu sạch, thông tắc thành công.
Ngoài ra, trước khi sử dụng hóa chất, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn để biết hóa chất dùng cho trường hợp tắc nào, dùng được cho loại bồn cầu nào.
Mẹo thông bồn cầu nhanh nhất bằng keo dính, miếng dán
Một mẹo thông tắc bồn cầu thường thấy là sử dụng bằng màng bọc thực phẩm hoặc miếng dán thông tắc chuyên dụng. Màng bọc thực phẩm khá dễ tìm và hầu như gia đình nào cũng có sẵn. Với miếng dán thông dụng, bạn có thể tìm thấy ở các tạp hóa, siêu thị, cửa hàng điện,...
Việc dùng miếng dán thông tắc và màng bọc thực phẩm có công dụng tương đương. Bởi việc bọc kín bồn cầu sẽ tạo áp lực mạnh, đẩy hết chất bẩn xuống cống sâu.
- Bước 1: Mở nắp bồn cầu, lật bệ ngồi lên và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bồn cầu, cố định chắc chắn bằng băng keo dính. Nên bọc căng và bọc nhiều lớp để màng bọc không bung trong quá trình thông tắc.
- Bước 2: Nhấn nút xả nước nhiều lần để áp lực khí tích tụ dưới lớp màng bọc ngày một tăng, giúp đẩy chất thải xuống ống thoát.
- Bước 3: Nếu thấy màng bọc phồng lên do áp lực khí, dùng hay (đeo bao tay) đè nhẹ để tạo lực đẩy mạnh hơn. Thực hiện cho đến khi bồn cầu rút nước và chất bẩn hoàn toàn.
Cách dùng miếng dán thông tắc
Với miếng dán thông tắc, bạn thực hiện tương tự. Chỉ cần lột phần keo dính, sau đó dán chặt miếng dán lên miệng bồn cầu, miết chặt đường viền để đảm bảo không hở. Tiếp đến, nhấn xả liên tục và đè tay lên miếng dán để hỗ trợ thông tắc.
Dùng viên thông để xử lý thông tắc bồn cầu
Dự trữ một vài viên thông tắc bồn cầu sẽ giúp bạn giải quyết nhanh tình trạng bồn cầu rút nước chậm. Sản phẩm này được thiết kế dạng viên nén, sủi cực nhanh trong nước và phân rã chất thải một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, thời gian thông tắc khi dùng viên thông khá nhanh, không cần đo lường lượng sản phẩm sử dụng (như dạng bột hay dung dịch). Hạn sử dụng của chúng cũng lâu dài và khá dễ bảo quản.
Cách dùng:
- Bước 1: Cho viên thông tắc vào bồn cầu và xả nước. Khi gặp lượng nước lớn, viên thông tắc bắt đầu sủi và đẩy nhiệt độ nước lên đến 100 độ C.
- Bước 2: Đợi 1 tiếng đồng hồ, sau đó đổ nước nóng (50 - 70 độ C) vào bồn cầu.
- Bước 3: Nhấn xả để kiểm tra hiệu quả thông tắc, có thể xả liên tục nhiều lần để đảm bảo chất bẩn trôi hết.
Liên hệ dịch vụ thông tắc bồn cầu tại nhà
Cách xử lý tắc bồn cầu hiệu quả và ít tốn công sức nhất vẫn là liên hệ dịch vụ thông tắc uy tín. Những đơn vị thông tắc có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, xử lý nhanh với dụng cụ chuyên dụng sẽ thông tắc bồn cầu của bạn một cách triệt để.
Ngoài ra, nhân viên có kinh nghiệm sẽ hạn chế việc sử dụng sai cách thông tắc, bảo vệ thiết bị vệ sinh gia đình bạn. Các đơn vị thông tắc hiện nay khá linh hoạt và cơ động, khách hàng sẽ không phải chờ đợi quá lâu để giải quyết tình trạng bồn cầu rút nước chậm.
Hy vọng 9 cách xử lý bồn cầu rút nước chậm chỉ trong 10 phút trên đây sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng bồn cầu đọng nước, xả không trôi. Nếu các vấn đề vẫn không được khắc phục, có thể bồn cầu của bạn đã hư hỏng nặng và cần được bảo dưỡng, thay mới. Liên hệ Nhân Việt để được tư vấn kỹ lưỡng nếu cần nhé!